Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: "8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng"







Những mái trường lụp xụp chở che giấc mơ con


Khó khăn là điều mà chúng ta đã nói rất nhiều lần với nhau về hành trình đến với con chữ của những em nhỏ ở miền núi. Khi mà đường sá đi lại còn khó khăn, địa hình hiểm trở, phong tục tập quán còn lạc hậu và cái ăn cái mặc trở thành mối lo hàng đầu thì chuyện học hành gần như không được coi trọng. Ở nơi này các em nhỏ sớm phải trở thành lao động chính trong gia đình, cũng vì vậy mà hành trình con chữ đôi khi bị ngắt đoạn, không trọn vẹn. 


Các em như loài chim rừng khát khao được vượt qua những ngọn núi, băng qua những con suối để khám phá miền đất mới ngoài kia và trở về phát triển quê hương, thế nhưng cái nghèo cứ bám lấy khiến hành trình mỗi lúc một trĩu nặng. Thấu hiểu những điều đó, một nhóm bạn trẻ ở Sài Gòn đã lên đường đến với mảnh đất IA -Yeng xa xôi để tìm hiểu những khó khăn mà các em nhỏ nơi đây đang phải đối mặt hằng ngày.


Hành trình của những người trẻ thành phố tìm đến vùng đất khó khăn IA - Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. (Thực hiện: CLB Vòng Tay Ấm)


Vượt qua quãng đường hơn 600km, những bạn trẻ trong CLB Vòng Tay Ấm đã tìm đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú Anh Hùng Núp thuộc xã IA-Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. 


Trường hiện có 1 điểm trường chính và 6 điểm trường nhỏ, duy chỉ có trường chính là có cơ sở vật chất đầy đủ nhất vì nằm gần nhà văn hóa xã và được Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ xây dựng gần đây, còn những điểm trường còn lại vẫn rất khó khăn. 



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 2.

Trường PTDT bán trú Anh Hùng Núp thuộc xã IA-Yeng.



Điểm trường xa nhất là Bôn Sô Mơ Lơng, ở đây gồm 1 lớp xây và 1 lớp dựng tạm bằng tôn. Hầu hết các điểm trường ở đây đều có tình trạng chung là thiếu điện, các em nhỏ học tập dù là ban ngày nhưng cũng không đủ ánh sáng để viết bài. Hơn nữa, vì không có nước và nhà vệ sinh nên các em học sinh khá chật vật trong cảnh sinh hoạt hằng ngày ở trường. 


Cửa sổ bị hư hỏng nặng, hầu như không có kính nên mùa mưa thường bị tạt ướt hết cả bàn ghế, sách vở. Có phòng học chỉ lợp bốn bức tường hoàn toàn bằng tôn. Người dân ý thức kém đến nỗi nhiều lần dỡ cả tôn lớp học mang về. Cửa sổ bị ném vỡ hết kính, đèn thì bị tháo ra không rõ nguyên nhân.



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 3.

Bôn Sô Mơ Lơng là điểm trường nằm cách xa khu dân cư nhất, hiện 1 lớp chỉ được dựng tạm bợ bằng mấy tấm tôn đã cũ.



99% học sinh ở đây là người Jrai - dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở tỉnh Gia Lai. Ở trường cấp 2, số học sinh nghèo chiếm hơn 80%. Các bé chuyển cấp từ cấp 1 lên cấp 2 nghỉ học gần 50%. Phụ huynh với suy nghĩ cổ hủ, cái đói còn chưa lo xong nói gì đến cái chữ, nên cho con nghỉ học ở nhà lấy chồng sớm hay đi làm từ khi mới mười mấy tuổi.



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 4.

Ở một điểm trường khác những vách gỗ bị hư hỏng nặng, trường không có điện nên thiếu ánh sáng cho các em học tập.



Nơi ngủ trưa của các bé bị hư ngói và luôn trong tình trạng có thể sập bất cứ lúc nào trời đổ dông. Các thầy cô tâm sự: "Ba mẹ các bé thường xuyên đi làm xa, phó mặc con cho thầy cô trông nom. Nhiều khi trái gió trở trời, các bé bị bệnh thì thầy cô đem đi trạm xá khám bệnh, chạy chữa. Thầy cô mỗi sáng đều tạt qua nhà đón bé đi học nếu không các bé sẽ không được đến trường. Con gái tuổi lớn một xíu nếu không được đi học, ở nhà một mình có nguy cơ bị xâm phạm và ấu dâm rất cao".



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 5.

Các em ngủ trưa tại trường.



Chứng kiến bữa ăn trưa tạm bợ của các em không ít thành viên trong nhóm đã xúc động: "Mỗi phần ăn có rất ít thức ăn mà mỗi vòng tròn có đến hơn chục bé, nhìn các bé ăn mà chúng tôi thấy nghẹn cả lòng. 


8.000 đồng là giá mỗi phần cơm cho mỗi bé, tuy nhiên nhà trường chỉ có thể hỗ trợ tối đa 50 bé ở lại ăn trưa tại trường. Rồi mỗi trưa các bé ngủ lại cũng không có một chỗ ngủ tử tế, thầy cô hi sinh phòng hội đồng trải chiếu và gối cho các bé ngủ lại. Thầy cô ở nơi đây thương học trò như chính gia đình, đều mong các em sớm bước ra khỏi cái nghèo, nhưng vì rất nhiều khó khăn khiến thầy cô chỉ có thể đặt mục tiêu làm sao để hơn 50% học sinh được đi học tới nơi tới chốn đã là một hạnh phúc.



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 6.

Buổi ăn trưa đạm bạc của các em ở đây.



IA-Yeng - Hy vọng nơi chân trời xa


Đồng hành cùng các em nhiều năm, thấu hiểu những vất vả trên hành trình con chữ của học trò nên thầy Hiệu trưởng trường PTDT bán trú Anh Hùng Núp luôn nỗ lực cải thiện môi trường học tập cho các em. Có người quen ở Sài Gòn, nên cứ vào dịp cuối năm học thầy lại xin quần áo cũ của các trường trên thành phố đem về cho các em học sinh trường mình. Các bé, mỗi em mặc một chiếc áo với logo khác nhau, đứa thì áo rộng thùng thình, đứa thì chật ních chạy nhảy cũng khó, thế mà đứa nào cũng vui như hội.  



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 7.

Các em vẫn rất hạnh phúc trong tấm áo cũ của mình.



Ngày qua ngày, thầy vẫn kêu gọi các mạnh thường quân đến giúp đỡ các em, ấy thế mà vì trường nằm quá xa, tít tận trong buôn, đường đi lại khó khăn, thông tin liên lạc cũng hạn chế nên cũng rất ít sự giúp đỡ đến được nơi đây. 



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 8.

Con đường đến với con chữ của các em còn quá nhiều gian nan.




Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 9.

Điều kiện học tập thiếu thốn khiến nhiều em mắc nhiều căn bệnh học đường.



Có rất nhiều những hy vọng vẫn còn dang dở ở IA-Yeng, như chuyện mong muốn sửa lại 2 phòng ngủ cho các em khang trang hơn, cải thiện bữa ăn, xây nhà vệ sinh hay tạo một sân chơi... Tất cả đều đang đợi sự chung tay của rất nhiều người. Với những niềm hy vọng đáng mến đó, nhóm bạn trẻ của Vòng Tay Ấm đang ấp ủ thực hiện một món quà để đem đến cho các em học sinh trong dịp hè năm nay.



Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 10.

Ngoài những phần quà về vật chất, thì sân chơi được thiết kế từ những lốp xe chính là món quà tinh thần mà nhóm mong muốn thực hiện gửi tặng đến các em nhỏ.




Hành trình của nhóm bạn trẻ về các điểm trường ở vùng núi cao IA-Yeng: 8.000 đồng mỗi phần cơm, nhìn các bé ăn mà nghẹn cả lòng - Ảnh 11.

Mong rằng mùa hè năm nay sẽ là một mùa hè ý nghĩa với các em nhỏ ở IA-Yeng.



Để biết thêm thông tin cũng như chung tay làm nên món quà nhỏ dành cho các em học sinh ở vùng núi IA-Yeng, quý độc giả có thể liên hệ số điện thoại: 0938.001.803 - 01675.538.161 (nhóm Vòng Tay Ấm).




Popular posts from this blog

The Dalles, Oregon

眉山市

Sốc với hình ảnh mỹ nhân Jennie (Black Pink) cởi trần hoàn toàn và sự thật đằng sau đó đã được tiết lộ